Thế nào là cá sạch?

Bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn những bí quyết nhận biết cá sạch.

1. Thế nào là cá sạch?

Cá sạch có thể hiểu theo đúng nghĩa đen của chúng nghĩa là những con cá không mang chất bẩn, ví dụ như : kim loại nặng trong đất và nguồn nước, chất hóa học độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, các loại vi sinh vật gây hại hoặc bụi bẩn nằm trong không khí…

Để sản xuất được cá sạch, người ta luôn phải ứng dụng phương pháp nuôi trồng tốn rất nhiều tiền của và công sức chăm sóc, phải mua các máy móc kỹ thuật có công nghệ hiện đại vào sử dụng.

Cá sạch các loại hiện nay trước khi được phép đưa vào trường cho người tiêu dùng phải được kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt và phải được cấp giấy chứng nhận từ cơ quan chức năng.

the-nao-la-ca-sach-cach-phan-biet-ca-sach

Sản phẩm được công nhận là cá hữu cơ khi được áp dụng 4 yếu tố là kỹ thuật sản xuất nghiêm ngặt, khi thu hoạch phải đảm bảo không có chứa chất độc hại, môi trường sản xuất phải đảm bảo an toàn cho người lao động, có thể truy tìm nguồn gốc nhanh và dễ dàng.

Đồng thời thỏa mãn 4 yêu cầu là không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, chất kích thích tăng trưởng, chất gây biến đổi gen.

2. Cách chọn cá sạch

Cách chọn cá tươi

– Mắt cá

Mắt cá phải trong suốt và hơi lồi, giác mạc có đàn hồi. Nếu cá bị ươn thì mắt lõm vào trong hốc chứa sắc đục và giác mạc mắt bị rách  hoặc nhăn nheo.

– Mang cá

Cá tươi thì mang có màu đỏ hồng,  bám chắc với hoa khế, không có nhớt và mùi hôi. Mang cá bị ươn sẽ xám, nhiều nhớt và có mùi hôi.

– Vảy cá

Vảy cá có màu lấp lánh, dính chắc với thân cá, không có mùi hôi, không có niêm dịch. Vảy cá ươn mờ xấu, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi, không sáng óng ánh.

– Hậu môn

Hậu môn hay còn gọi là trôn cá còn tươi sẽ thụt sâu vào trong, màu trắng nhạt và bụng cá lép. Cá ươn thì trôn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra, bụng cá phình to thâm..

Với cá tươi, miệng cá ngậm kín, đàn hồi ,thịt rắn chắc, không lưu lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá, còn cá ươn thì ngược lại.

the-nao-la-ca-sach-cach-phan-biet-ca-sach1

Cách nhận biết cá có hoá chất

Mang cá là bộ phận có chức năng hô hấp cho cá, giống như 2 lá phổi của chúng, hầu hết chất độc có lẽ tập trung tại đây. Mang cá bị nhiễm không sáng mà có màu hồng thâm đậm, hơi thô .Cá bị nhiễm độc nghiêm trọng thì lưng cá bị còng, đầu to đuôi nhỏ, một số loài còn xuất hiện u. Có con đuôi xanh và da còn bị vàng.

Mắt cá bị nhiễm độc bị đục, không còn tinh anh bình thường, đôi khi còn lồi ra ngoài. Cá bình thường có mùi tanh, cá bị nhiễm độc sẽ có những mùi khác thường như mùi dầu hôi,  mùi tỏi..

Cách nhận biết cá biển không bị ướp đạm và hàn the

– Mang cá

Khi chọn mua, nhìn vào mang cá nếu thấy đọng máu là cá tươi. Ngược lại, mang không đỏ nhưng nhìn cá nhìn vẫn  tươi, chứng tỏ đã được ướp qua hàn the.

– Xuất hiện bọt đen khi nấu cá

Cá bị ướp hàn the khi nấu nổi lên các bọt đen trên mặt nước và xương cá cũng đen. Nếu cá tươi, khi nấu không sủi bọt đen trên mặt nước, xương có màu trắng.

– Cá ướp đá

Nếu cá tươi, người bán thường để chung với rất nhiều đá để giữ cá tươi lâu; còn cá ướp hàn the thì thường không cần ướp với nhiều đá vẫn giữ được cá tươi.

– Cá dễ tróc vẩy , thịt nhão

Nếu tinh ý quan sát bằng mắt thường bạn sẽ  nhận thấy được cá tươi với cá đã tẩm hóa chất có nhiều sự khác biệt. Cá ướp urê, hàn the nhìn thì rất tươi nhưng khi ấn tay vào mình cá thì thấy mềm, thịt lõm xuống do độ đàn hồi kém, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Cá dễ bị tróc vẩy, thịt nhão và mắt lõm vào trong… cũng tương tự, nhìn tươi nhưng khi chế biến sẽ không còn vị ngọt, thơm ngon tự nhiên mà thịt nhũn, mềm, hôi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »