Uống Sữa đậu nành đúng cách, bạn có biết?

Sữa đậu nành “ngon – bổ – rẻ” nhưng uống sai cách dễ gây bệnh. Khi uống sữa đậu nành, bạn cần tránh làm 5 việc dưới đây.

Uống khi đói bụng

Uống sữa đậu nành khi đói bụng sẽ làm phần lớn protein bị chuyển hóa thành calorie và tiêu hao ngay, không đem lại tác dụng bồi bổ cơ thể. Bạn nên kết hợp loại đồ uống này với các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt. Khi đó, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Đựng sữa trong bình giữ nhiệt

Bạn không nên bảo quản sữa đậu nành trong các loại bình/ấm giữ nhiệt vì nhiệt độ ấm sẽ làm vi khuẩn dễ phát triển. Hãy uống sữa đậu nành để trong cốc hoặc các loại bình thông thường. Bên cạnh đó, sau 3-4 giờ, sữa đậu nành tiếp xúc với không khí sẽ biến chất, không tốt cho đường tiêu hóa của người uống.

Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

Uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ dẫn đến đau bụng, đi ngoài vì cơ thể không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Với người trưởng thành, một lần không nên uống quá 500 ml sữa đậu nành.

Uống sữa đậu nành chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa chín có chứa chất độc gây ra rối loạn chuyển hóa protein và làm kích ứng đường tiêu hóa, dẫn tới ngộ độc. Bạn nên đun sôi sữa rồi mới uống.

Uống cùng kháng sinh

Những loại thuốc kháng sinh chứa tetracycline, erythromycine sẽ làm phân hủy dinh dưỡng có trong sữa đậu nành. Do đó, hãy tránh uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cùng lúc. Hãy sử dụng chúng cách nhau khoảng 1 giờ đồng hồ để đảm bảo các phản ứng hóa học không xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »