Khai thông thị trường, tăng xuất khẩu nông lâm thủy sản

Tám tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là kết quả từ những nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời gian qua. Trong những tháng cuối năm, nếu tốc độ này được giữ vững thì mục tiêu 55 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2022 hoàn toàn khả thi…

ng kỳ.

Đối với thị trường Trung Quốc, từ tháng 7/2022, nước này đã công bố bỏ đình chỉ với các lô hàng bị phát hiện có dấu vết virus corona, nhưng vẫn kiểm tra online qua video và thực tế vẫn có lệnh đình chỉ với doanh nghiệp nếu bị phát hiện không đáp ứng các tiêu chuẩn của Trung Quốc về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Vì lý do đó, trong tháng 7/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc giảm sút, trong đó tôm giảm 17%, cua ghẹ giảm 47%. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra vẫn giữ tăng trưởng 54%, xuất khẩu mực bạch tuộc tăng 140% so với cùng kỳ…

Mặc dù vẫn còn những khó khăn về nguyên liệu, tỷ giá, lạm phát khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nửa cuối năm không thể duy trì được tăng trưởng cao như nửa đầu năm, nhưng theo bà Hằng, vẫn có thể lạc quan vào con số xuất khẩu thủy sản trên 10 tỷ USD cho cả năm 2022 khi mà trong 7 tháng năm 2022, chúng ta đã xuất khẩu được gần 6,7 tỷ USD. Trong 4 tháng cuối năm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm gồm: nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; tiếp tục đàm phán các sản phẩm chanh leo, dừa xuất khẩu đi Hoa Kỳ, bưởi xuất khẩu sang Hàn Quốc, chanh leo xuất khẩu sang Australia, cây có múi xuất khẩu đi New Zealand. Triển khai Nghị định thư về sầu riêng và hướng dẫn tạm thời đối với chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc; chuẩn hóa lại các quy định liên quan đến các loại quả tươi truyền thống xuất khẩu sang Trung Quốc.

Chúng tôi cũng đã và đang chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ kỹ thuật, tích cực đàm phán để mở cửa thị trường cho nông sản xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng. Cụ thể: Trung Quốc (tổ yến, bơ, bưởi, na, roi, dừa…), Nhật Bản (nhãn, bưởi, chanh leo, xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt), Hàn Quốc (tôm, bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến), Myanmar (bưởi, xoài), Thái Lan (chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa), Australia (tôm tươi, chanh leo), New Zealand (chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu)…

Mặt khác, giải quyết các vấn đề rào cản kỹ thuật phát sinh tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu; đa dạng hóa các biện pháp xử lý đối với một sản phẩm để đảm bảo kéo dài thời gian bảo quản, diệt trừ triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật, tăng khả năng cạnh tranh cao cho nông sản Việt Nam.

Chúng tôi cũng đang hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan liên quan đến Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Cùng với đó là chỉnh sửa Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do.

Nguồn vneconomy.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »